Bài viếtBệnh Xương Khớp

Chấn thương cổ chân và phương pháp điều trị sau chấn thương

(0 bình chọn)

Những chấn thương đơn giản như trẹo cổ chân, bàn chân cũng đừng nên xem thường thì như vậy cũng đủ để bạn bị những chấn thương nghiêm trọng hơn, bạn cần phải có phương pháp giúp điều trị những chấn thương này một cách tốt nhất.

Chấn thương cổ chân là vấn đề thường gặp phải ở những người hay vận động hoặc mang giày cao gót thường xuyên, chấn thương này nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng lâu dài về sau và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp cũng như khó khăn trong việc điều trị xương khớp sau này.

1. Sử dụng dầu xoa bóp

- Dầu xoa bóp Glucosamine Hàn Quốc là một trong những nhãn hiệu giúp điều trị chấn thương cổ chân cũng như xương khớp, bong gân hiệu quả, với Glucosamine và Methylsulfonymethane là thành phần chính trong dầu xoa bóp sẽ giúp điều trị cũng như phòng chống các bệnh về xương khớp sau này.

Dầu xoa bóp Glucosamine Hàn Quốc giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp chấn thương cổ chân

Dầu xoa bóp Glucosamine Hàn Quốc giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp chấn thương cổ chân

2. Đến bệnh viện kiểm tra khi sưng kéo dài

- Ða số những bệnh nhân lo lắng không hiểu tại sao hết đau rồi nhưng vẫn còn sưng kéo dài nhiều tuần sau chấn thương vì vậy việc đến bệnh viện để kiểm tra vết thương là rất cần thiết.

3. Giới hạn cử động cổ chân

- Vì nếu cử động thường vùng cổ chân bị chấn thương thì có thể tổn thương xương khớp ở cổ chân và sau nhiều tuần có thể khiến cho bệnh nhân có dáng đi khập khiển.

4. Gặp bác sĩ khi có dấu hiệu viêm khớp cổ chân sau chấn thương

- Thường là do viêm hoạt mạc khớp hay còn gọi là hội chứng sinus-tarsi sau khi bị tổn thương các dây chằng cổ chân. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu vì đã uống thuốc kháng viêm dài ngày mà không hết hẳn.

Bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra khi có dấu hiệu của viêm khớp sau khi cổ chân bị chấn thương

Bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra khi có dấu hiệu của viêm khớp sau khi cổ chân bị chấn thương

5. Nguyên tắc R - I - C - E

- R (rest): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân hoặc cũng có thể tiến hành gắn nẹp để bảo vệ.

- I (ice): Có thể tiến hành chườm lạnh quanh cổ chân.

- C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng.

- E (elevation): Nằm kê chân cao vừa phải giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn.

6. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang

- Bạn nên kiểm tra bằng X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp mà có biện pháp điều trị chấn thương cổ chân một cách hợp lý nhất.

Chụp X-quang để kiểm tra chấn thương ở vùng cổ chân là điều cần thiết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra

Chụp X-quang để kiểm tra chấn thương ở vùng cổ chân là điều cần thiết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra

Bình luận (0)

no-avatar
Vui lòng đăng nhập!