Một số trẻ em tuổi học đường hay kêu đau ở chân. Các biện pháp khám lam sàng và xét nghiệm không cho thấy tổn thương nào. Nguyên nhân gây đau có thể liên quan đến sự tăng trưởng của cơ thể.
- Về phương diện sinh lý, sự phát triển xương dài ở trẻ bắt đầu ở thân sau xương đến 2 đầu xương (trên, dưới). Giữa thân xương
và 2 đầu xương có 2 khoảng ngăn cách mỏng bằng sụn liên hợp; nhờ đó, xương được kéo dài dần ra khi trẻ lớn.
- Ở lứa tuổi học trò, nhiều em bị đau ở chân. Rất thường gặp các trẻ em ở tuổi học trò hay kêu đau ở chân. Đó là cảm giác đau
nhói tương tự cơn đau hư khớp nhưng không có vị trí rõ ràng. Đôi khi đau tập trung ở đầu gối. Trẻ thường đau vào buổi tối sau
một ngày hoạt động.
- Cứ tối đến là đau, sau vài ngày thì khỏi, ít lâu sau lại xuất hiện. Do không phát hiện ra nguyên nhân gì, nhiều nhà khoa học cho là
trẻ đau do đang lớn... Lúc này, bố mẹ của trẻ phải lo tăng chiều dài quần mặc cho con.
- đặc biệt là bệnh viêm xương sụn khớp háng, có thể gặp ở trẻ từ 4 đến 10 tuổi. Sự phá hủy bắt đầu từ đầu xương đùi do không
được tưới máu Trên phim X-quang sẽ thấy đầu xương đùi biến dạng, dẹt, rộng như hình nấm hoặc mũ nồi, cổ xương đùi ngắn.
- Ở trẻ 10 đến 15 tuổi, nếu đau dai dẳng ở đầu gối, cha mẹ cần đưa đi khám để phát hiện bệnh viêm lồi củ trước xương chày,
thường gây tổn thương gân bánh chè.
- Hai bệnh nói trên dễ chữa. Nhưng để tránh những rối loạn khi trẻ lớn, cần để cho khớp nghỉ ngơi, đôi khi phải bất động một thời
gian nếu bị viêm xương sụn khớp háng. Trẻ cần được thầy thuốc chuyên về xương khớp thăm khám và chỉ dẫn về điều trị.
- Còn nếu chỉ đau chi thất thường không do nguyên nhân bệnh lý, chỉ cần cho trẻ dùng thuốc giảm đau như paracetamol liều thấp
trong vài ngày và giải thích để trẻ yên tâm.
BS Trần Trí, Sức Khỏe & Đời Sống