Quấn tã hoặc quấn chăn bó chặt cả tay chân em bé đã từng rất phổ biến trước đây nhưng gần đây, thói quen này đã dần bị loại bỏ ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cách làm này lại tăng 61% ở Anh trong những năm 2010-2011, còn ở Bắc Mỹ hiện nay cứ 10 trẻ thì có 9 trẻ bị quấn tã.
Một nghiên cứu mới đây tiết lộ quấn tã chặt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở khớp háng cho trẻ sau này.
Trong khi nhiều bậc cha mẹ cho rằng phương pháp này có thể dỗ dành và giúp bé ngủ ngon thì nhiều nhà khoa học nhận định thói quen này có thể gây ra viêm khớp xương mãn tính và các bệnh lý ở hông khi trẻ tới tuổi trung niên.
GS Nicholas Clarke thuộc Bệnh viện Trường ĐH Southampton (Anh) cho biết những đứa trẻ bị chặt quấn tã dễ bị loạn sản khớp háng (DDH) – một rối loạn bẩm sinh rất phổ biến ở trẻ làm gia tăng nguy cơ phải thay khớp háng khi đến tuổi trung niên hoặc bị thoái hóa khớp khởi phát muộn.
Quấn tã chặt dễ gây chệch khớp háng ở trẻ sơ sinh.
Các bậc cha mẹ nên đảm bảo là tã lót đủ rộng để bé có thể co duỗi chân thoải mái trong 6 tháng đầu đời, GS Clarke nói.
Quấn tã hoặc quấn chăn bó chặt cả tay chân em bé đã từng rất phổ biến trước đây nhưng gần đây, thói quen này đã dần bị loại bỏ ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cách làm này lại tăng 61% ở Anh trong những năm 2010-2011, còn ở Bắc Mỹ hiện nay cứ 10 trẻ thì có 9 trẻ bị quấn tã.
GS Clarke viết trên tạp chí Archives of Disease in Childhood: "Để khớp háng phát triển bình thường, hai chân của trẻ cần được để ở tư thế gấp ra ngoài ở khớp háng. Tư thế này cho phép khớp háng phát triển tự nhiên. Không nên quấn chặt để bắt chân của trẻ phải duỗi thẳng và ép sát vào nhau".
Andreas Roposch – một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Great Ormond Street – nói thêm: "Theo quan điểm của tôi, phụ huynh không nên quấn tã quá chặt cho con do nó tác động xấu đến sự phát triển hông trẻ".
Loạn dưỡng khớp háng là một trong những rối loạn bẩm sinh hay gặp nhất và thường tự hết, nhưng việc quấn tã quá chặt có thể làm chậm quá trình này.
Truyền thống quấn tã trẻ em xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, được cho là mô phỏng lại trải nghiệm của các bé sơ sinh khi còn nằm trong bụng mẹ bằng cách tạo ra cảm giác ấm và an toàn với áp lực nhẹ lên toàn bộ cơ thể. Truyền thống này không còn xuất hiện ở các nước phương Tây nhiều thập kỉ trước do nhiều người lo sợ thói quen sẽ có những ảnh hưởng bất lợi đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, phương pháp này hiện vẫn còn phổ biến tại khu vực Trung Đông.