Các nhà khoa học khuyến cáo, một khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, họ thường đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị loãng xương như mất xương và xương bị yếu. Nhiều phụ nữ trên 45 tuổi dành nhiều thời gian điều trị tại bệnh viện vì bệnh loãng xương hơn bất cứ căn bệnh mãn tính khác, bao gồm cả bệnh tiểu đường, đau tim hoặc ung thư vú.
Các nhà khoa học khuyến cáo, một khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, họ thường đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị loãng xương như mất xương và xương bị yếu. Nhiều phụ nữ trên 45 tuổi dành nhiều thời gian điều trị tại bệnh viện vì bệnh loãng xương hơn bất cứ căn bệnh mãn tính khác, bao gồm cả bệnh tiểu đường, đau tim hoặc ung thư vú.
Tình trạng gãy xương do loãng xương thường dẫn đến nguy cơ bất động, giảm chất lượng cuộc sống và tử vong sớm.
Ông John Kanis- chủ tịch Tổ chức Loãng xương Quốc tế, cho biết: "Loãng xương là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của phụ nữ - cứ một trong ba phụ nữ trên 50 tuổi trên toàn thế giới sẽ bị gãy xương do loãng xương. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ không nhận thức được nguy cơ loãng xương sau khi mãn kinh và không có biện pháp phòng ngừa".
Theo các chuyên gia, để duy trì sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương, chị em cần thực hiện thường xuyên năm phương pháp dưới đây:
Để tăng cường sức khỏe xương, chị em cần tuân thủ việc rèn luyện thể chất từ 30 - 40 phút lần và tập đều đặn từ ba đến bốn lần mỗi tuần. Hoạt động này nên kết hợp giữa các bài tập giúp tăng sức đề kháng với việc nâng nhấc trọng lượng.
Theo các chuyên gia, phụ nữ nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi, protein cùng với nhiều trái cây và rau xanh. Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể thông qua ánh nắng mặt trời hoặc từ nguồn bổ sung cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Để bảo vệ sức khỏe của xương, chị em cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá và giới hạn việc tiêu thụ rượu bia. Bên cạnh đó, việc duy trì thể trọng ở mức bình thường cũng rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ mảnh khảnh thường có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao hơn so với những phụ nữ có thể trọng bình thường.
Để phòng ngừa bệnh loãng xương, chị em cần tìm hiểu kiến thức cũng như các yếu tố nguy cơ cao phát triển bệnh. Các yếu tố nguy cơ phổ biến gồm mãn kinh trước tuổi 45, sử dụng các loại thuốc được gọi là glucocorticoids, bị viêm khớp dạng thấp hoặc rối loạn hấp thu kém như bệnh loét dạ dày. Bên cạnh đó, chị em có tiền sử bị gãy xương hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh loãng xương cũng đối diện với nguy cơ cao hơn.
Khi đến thời kỳ mãn kinh, chị em cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe xương và đánh giá nguy cơ loãng xương theo định kỳ. Những phụ nữ được chẩn đoán loãng xương nên thực hiện phác đồ điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.